Vai trò của Pano trong quảng cáo
Pano là một trong những hình thức quảng cáo ngoài trời được sử dụng rất phổ biến, có tác dụng gây chú ý, tạo sức hút tới công chúng về sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp. Thi công những tấm bảng pano cũng là cả một nghệ thuật sau những bản thiết kế để quyết định chất lượng sản phẩm và chất lượng truyền thông. Lambienquangcao247.com sẽ giúp các bạn hiểu hơn về loại hình quảng cáo này để có lựa chọn chính xác nhất nhé.
Kích thước pano quảng cáo
Chúng ta có thể bắt gặp những pano quảng cáo dọc theo những tuyến đường cao tốc, hoặc những đoạn đường trong nội thành thường xuyên có đông đúc người qua lại. Tùy vào từng địa điểm mà kích thước những tấm bảng pano sẽ được quy định khác nhau. Ở ngoại thành, pano có kích thước là 250m2, nhưng vào nội thành, kích thước này sẽ giảm xuống chỉ còn 50m2, để đảm bảo giao thông an toàn không bị cản trở.
Trong nội thành, việc đặt những tấm biển pano quảng cáo sẽ được theo dõi và quản lý chặt chẽ hơn, vì nó còn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, diện tích quy hoạch hay tầm nhìn giao thông… Vì thế các đơn vị cần hết sức quan tâm đến điều này.
Kết cấu pano quảng cáo
Một tấm bảng pano bao gồm chân cột và bảng nội dung.
-
Phần chân thường có hình trụ hoặc khối chữ nhật, được làm bằng chất liệu sắt uốn, có khả năng chịu lực và giúp cả tấm bảng đứng vững chắc.
-
Phần bảng nội dung được căng bạt Hiflex, cho phép in phun đa dạng các loại hình ảnh, nội dung, màu sắc rất chân thực và bắt mắt, bền bỉ với những tác động thiên nhiên thời tiết.
Lời khuyên cho những tấm pano quảng cáo
Pano quảng cáo xuất hiện và trở nên quá quen thuộc đối với công chúng, vì thế, một tấm pano rất dễ bị bão hòa, chìm hẳn trong hàng trăm những mẫu quảng cáo khác mà một người bình thường tiếp xúc trong một ngày. Vậy làm sao để tấm biển của bạn được chú ý, gây ấn tượng và khiến người ta ghi nhớ hơn? Lambienquangcao247.com có một vài lời khuyên tới bạn:
-
Nội dung đơn giản, ngắn gọn một cách tối đa. Người đi đường không có nhiều thời gian đọc những dòng nội dung quá dài dòng đâu.
-
Chú trọng vào hình ảnh nhiều hơn.
-
Dùng ít màu sắc, không quá sặc sỡ màu mè, không nên dùng màu quá gắt (trừ những trường hợp bắt buộc, ví dụ đó là màu đại diện thương hiệu, màu sản phẩm…).
-
Bố cục hợp lý, khoa học, thuận mắt người nhìn.
-
Kết hợp ánh sáng vào ban đêm hợp lý và sáng tạo.